CHỨC NĂNG VÀ CÁC THÀNH PHẦN TRÊN MAIN LAPTOP

Chức năng và các thành phần trên main của laptop

Trong hệ thống máy laptop gồm có một số thành phần linh kiện cơ bản trên  main. Nếu nắm được thành phần và nhiện vụ từng loại linh kiện đó sẽ giúp cho người dùng máy có cách hiểu và sử dụng đúng cách máy laptop, giúp người mới bước chân vào hoc sua laptop có khái niệm ban đầu về laptop.

1. CPU  (Central Processing Unit)

cpu
cpu  

CPU viết tắt của chữ Central Processing Unit (tiếng Anh), tạm dịch là đơn vị xử lí trung tâm. CPU có thể được xem như não bộ, một trong những phần tử cốt lõi nhất của máy vi tính. Nhiệm vụ chính của CPU là xử lý các chương trình vi tính và dữ kiện. CPU có nhiều kiểu dáng khác nhau. Ở hình thức đơn giản nhất, CPU là một con chip với vài chục chân. Phức tạp hơn, CPU được ráp sẵn trong các bộ mạch với hàng trăm con chip khác. CPU là một mạch xử lý dữ liệu theo chương trình được thiết lập trước. Nó là một mạch tích hợp phức tạp gồm hàng triệu transistor.

Tốc độ của CPU:Tốc độ xử lý của máy tính phụ thuộc vào tốc độ của CPU, nhưng nó cũng phụ thuộc vào các phần khác (như bộ nhớ trong, RAM, hay bo mạch đồ họa).Có nhiều công nghệ làm tăng tốc độ xử lý của CPU. Ví dụ công nghệ Core 2 Duo.Tốc độ CPU có liên hệ với tần số đồng hồ làm việc của nó (tính bằng các đơn vị như MHz, GHz, …). Đối với các CPU cùng loại tần số này càng cao
thì tốc độ xử lý càng tăng. Đối với CPU khác loại, thì điều này chưa chắc đã đúng; ví dụ CPU Core 2 Duo có tần số 2,6GHz có thể xử lý dữ liệu nhanh hơn CPU 3,4GHz một nhân. Tốc độ CPU còn phụ thuộc vào bộ nhớ đệm của nó, ví như Intel Core 2 Duo sử dụng chung cache L2 (shared cache) giúp cho tốc độ xử lý của hệ thống 2 nhân mới này nhanh hơn so với hệ thống 2 nhân thế hệ 1 ( Intel Core Duo và Intel Pentium D) với mỗi core từng cache L2 riêng biệt. (Bộ nhớ đệm dùng để lưu các lệnh hay dùng, giúp cho việc nhập dữ liệu xử lý nhanh hơn). Hiện nay công nghệ sản xuất CPU làm công nghệ 65nm.

2. CHÍP CẦU BẮC North Bridge (Memory Controller Hub MCH)

chip cau bac
chip cau bac

* Chip Cầu Bắc là IC quan trọng nhất trên Mainboard, nó quyết định độ mạnh và giá thành của Main. Chip Cầu Bắc điều khiển trực tiếp các thành phần :

o Điều khiển CPU
o Điều khiển bộ nhớ RAM
o Điều khiển Video Card

Và trao đổi dữ liệu với Chip Cầu Nam.

* Các thành phần do Chip Cầu Bắc thực hiện (CPU, RAM, Video Card) phải đồng bộ với nhau và thuộc phạm vi của Chip Cầu Bắc hỗ trợ thì chúng mới doạt động được.

* Trong thực tế, mỗi loại Chip Cầu Bắc chỉ hỗ trợ khoảng 2 loại CPU, 2 loại RAM và 2 loại Video Card, nếu bạn sử dụng CPU hay RAM hay Video Card mà Chip Cầu Bắc không hỗ trợ thì nó sẽ không hoạt động được.

* Thông số của Mainboard trên các báo giá trên thị trường thường là các thông số của Chíp Cầu Bắc, nó thể hiện các yếu tố sau :

o Hỗ trợ các CPU loại gì (socket 478, 775, 1366 vv… ) và hỗ trợ CPU có BUS bao nhiêu.
o Hỗ trợ RAM loại gì (DDR, DDR 2, DDR 3 vv… ), hỗ trợ RAM có tốc độ BUS bao nhiêu.

3. CHIP CẦU NAM. I/O Controller Hud (ICH)

chip cầu nam
chip cầu nam

Chíp Cầu Nam còn gọi là I/O Controller Hud (ICH), là một chip đảm nhiệm những việc có tốc độ chậm của Mainboard trong Chipset. Khác với Chip Cầu Bắc, Chip Cầu Nam không được kết nối trực tiếp với CPU, chính xác hơn Chíp Cầu Nam kết nối với CPU thông qua Chíp Cầu Bắc.

Vì Chíp Cầu Nam được đặt xa CPU hơn, nó được giao trách nhiệm liên lạc với các thiết bị có tốc độ chậm hơn. Một Chip Cầu Nam điển hình thường có thể làm việc được với vài loại Chip Cầu Bắc khác nhau. Trước đây giao tiếp chung giữa Chip Cầu Bắc và Chip Cầu Nam đơn giản là BUS PCI, hiện nay phần lớn các Chipset hiện thời sử dụng giao các giao tiếp chung được thiết kế độc quyền có hiệu năng cao hơn.

4. RAM (Randon Access Memory)

ram
ram

RAM (viết tắt từ Random Access Memory trong tiếng Anh) là một loại bộ nhớ chính của máy tính. RAM được gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên vì nó có đặc tính: thời gian thực hiện thao tác đọc hoặc ghi đối với mỗi ô nhớ là như nhau, cho dù đang ở bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ. Mỗi ô nhớ của RAM đều có một địa chỉ. Thông thường, mỗi ô nhớ là một byte (8 bit); tuy nhiên hệ thống lại có thể đọc ra hay ghi vào nhiều byte
RAm có nhiều loại DDR , DDR2, DDR3. DDR4. càng cao thì càng chất lượng và đắt.

  1. 1.      Phân loại Ram

SDRAM (Viết tắt từ Synchronous Dynamic RAM) được gọi là DRAM đồng bộ. SDRAM gồm 3 phân loại: SDR, DDR, DDR2 va DDR3.

* SDR SDRAM (Single Data Rate SDRAM), thường được giới chuyên môn gọi tắt là “SDR“. Có 168 chân. Được dùng trong các máy vi tính cũ, bus speed chạy cùng vận tốc với clock speed của memory chip, nay đã lỗi thời.

* DDR SDRAM (Double Data Rate SDRAM), thường được giới chuyên môn gọi tắt là “DDR“. Có 184 chân. DDR SDRAM là cải tiến của bộ nhớ SDR với tốc độ truyền tải gấp đôi SDR nhờ vào việc truyền tải hai lần trong một chu kỳ bộ nhớ. Đã được thay thế bởi DDR2.

* DDR2 SDRAM (Double Data Rate 2 SDRAM), Thường được giới chuyên môn gọi tắt là “DDR2“. Là thế hệ thứ hai của DDR với 240 chân, lợi thế lớn nhất của nó so với DDR là có bus speed cao gấp đôi clock speed.

RDRAM (Viết tắt từ Rambus Dynamic RAM), thường được giới chuyên môn gọi tắt là “Rambus“. Đây là một loại DRAM được thiết kế kỹ thuật hoàn toàn mới so với kỹ thuật SDRAM. RDRAM hoạt động đồng bộ theo một hệ thống lặp và truyền dữ liệu theo một hướng. Một kênh bộ nhớ RDRAM có thể hỗ trợ đến 32 chip DRAM. Mỗi chip được ghép nối tuần tự trên một module gọi là RIMM (Rambus Inline Memory Module) nhưng việc truyền dữ liệu được thực hiện giữa các mạch điều khiển và từng chip riêng biệt chứ không truyền giữa các chip với nhau. Bus bộ nhớ RDRAM là đường dẫn liên tục đi qua các chip và module trên bus, mỗi module có các chân vào và ra trên các đầu đối diện. Do đó, nếu các khe cắm không chứa RIMM sẽ phải gắn một module liên tục để đảm bảo đường truyền được nối liền. Tốc độ Rambus đạt từ 400-800 MHz. Rambus tuy không nhanh hơn SDRAM là bao nhưng lại đắt hơn rất nhiều nên có rất ít người dùng. RDRAM phải cắm thành cặp và ở những khe trống phải cắm những thanh RAM giả (còn gọi là C-RIMM) cho đủ.

* DDR III SDRAM (Double Data Rate III Synchronous Dynamic RAM): có tốc độ bus 800/1066/1333/1600 Mhz, số bit dữ liệu là 64, điện thế là 1.5v, tổng số pin là 240

  1. 2.     BUS
  • SDR SDRAM được phân loại theo bus speed như sau:
    • PC-66: 66 MHz bus.
    • PC-100: 100 MHz bus.
    • PC-133: 133 MHz bus.
  • DDR SDRAM được phân loại theo bus speed và bandwidth như sau:
    • DDR-200: Còn được gọi là PC-1600. 100 MHz bus với 1600 MB/s bandwidth.
    • DDR-266: Còn được gọi là PC-2100. 133 MHz bus với 2100 MB/s bandwidth.
    • DDR-333: Còn được gọi là PC-2700. 166 MHz bus với 2667 MB/s bandwidth.
    • DDR-400: Còn được gọi là PC-3200. 200 MHz bus với 3200 MB/s bandwidth.
  • DDR2 SDRAM được phân loại theo bus speed và bandwidth như sau:
    • DDR2-400: Còn được gọi là PC2-3200. 100 MHz clock, 200 MHz bus với 3200 MB/s bandwidth.
    • DDR2-533: Còn được gọi là PC2-4200. 133 MHz clock, 266 MHz bus với 4267 MB/s bandwidth.
    • DDR2-667: Còn được gọi là PC2-5300. 166 MHz clock, 333 MHz bus với 5333 MB/s bandwidth.
    • DDR2-800: Còn được gọi là PC2-6400. 200 MHz clock, 400 MHz bus với 6400 MB/s bandwidth.

5 . SIO (super I/O)

supper I/O
supper I/O

Hay còn gọi là SUPER I/O, trên main laptop có hình vuông, có bốn hàng chân rết, trên lưng có ghi hãng sản xuất, thông thường là ITE, NUVOTON, SMSC, WINBOND. I/O là thành phần quan trọng trên main giữ nhiệm vụ kích nguồn (từ dòng core I trở xuống), những dòng cao hơn thì được kết hợp với chip nam giữ nhiệm vụ kích nguồn, tắt nguồn. Ngoài ra I/O còn giữ nhiệm vụ quản lý các bộ nguồn, quản lý bàn phím, chuột cảm ứng …I/O là IC lớn nhất trên main, thường đứng gần con BIOS (tránh nhầm lẫn với IC lan trên main, cách phân biệt là IC lan thường đi kèm với con thạch anh 25MHz). Các lỗi liên quan đến I/O thường là không kích nguồn được, kích nguồn xong rồi sụp lại, reset máy liên tục, không nhận được bàn phím, chuột cảm ứng…Cách sửa ta có thể  hàn lại chân hoặc thay I/O mới.

6. BIOS

bios
bios

Là hệ thống xuất nhập cơ bản, nó như một con ROM, được nhà sản xuất thiết lập sẵn, nó rất quan trọng trên máy tính, một máy tính có thể thiếu màn hình, ổ cứng, ổ dvd, chuột, bàn phím … Nhưng không thể thiếu BIOS. Cách nhận dạng: Thông thường nằm gần con I/O. Có 3 hình dạng chính: Hình vuông có bốn hàng chân (đời cũ). Hình chữ nhật có hai hàng chân ở hai đầu (đời cũ). Giống con feet, có 8 chân nhưng chiều ngang lớn hơn con feet một tí (dạng này hay dùng nhất). Cách sửa chữa chép lại BIOS, hoặc nâng cấp BIOS.

7.   IC tạo xung clock:

IC xung clock
IC xung clock

Mạch tạo xung clock hay con IC xung clock trên main máy laptop có nhiệm vụ tạo xung đếm, xung clock, cho từng bộ phận trên laptop không xung đột lẫn nhau. Giữ nhịp độ hoạt động của từng bộ phận. Cách nhận biết là con IC hình chữ nhật có hai hàng chân rết( những main đời cũ ),hình vuông (những main đời mới), luôn đi kèm  với con thạch anh 14.3MHz, vì vậy  khi ta tìm được con thạch anh 14.3MHz thì con IC kế bên là con xung clock. Cách sửa thay IC xung clock hoặc thạch anh 14.3MHz.

8.  IC NGUỒN

IC nguồn
IC nguồn

Là IC có nhiều chân có thể là 2 hàng chân rết, cũng có thể là 4 hàng chân gầm, nhiệm vụ tạo ra và quản lý một bộ nguồn, kết nối với chân G của cặp feet, và điểm nối giữa hai con feet, hoặc cuộn dây để lấy đường hồi tiếp. Nếu hỏng thì không thể tạo ra điện áp để một bộ nguồn hoạt động. Cách sửa là hàn lại chân hoặc thay mới.

9 .IC ÂM THANH:

ic am thanh
ic am thanh

Thường có bốn hàng chân rết, bên cạnh thường có thạch anh 24.5MHz, điều khiển các chức năng thu phát âm thanh, kết nối trực tiếp với chip nam, ngoài ra còn kết nối với con IC khuếch đại âm thanh. Nếu hỏng thì máy mất âm thanh, không cài được driver âm thanh. Cách sửa chữa là vuốt lại chân hoặc thay IC mới.

10 .IC LAN:

ic lan
ic lan

Hay còn gọi là IC điều khiển mạng, là IC hình chữ nhật, có bốn hàng chân rết thường đi chung với con thạch anh 25MHz, kết nối trực tiếp với chip nam, chức năng điều khiển thông tin dữ liệu qua mạng lan và internet. Khi bị hỏng thì không cài được driver card net, không kết nối được với mạng lan, hoặc internet. Cách sửa chữa cài đặt lại BIOS xem có disable card net hay không, nếu không được thì ta thay luôn IC lan.

Nguồn: https://www.laptopdailoi.com

>>>Xem thêm: Mạch VRM điều khiển nguồn VCORE cho CPU

2 thoughts on “CHỨC NĂNG VÀ CÁC THÀNH PHẦN TRÊN MAIN LAPTOP

  1. kim liên says:

    Cho em hỏi em vừa thay main mới..đem lap về em thấy lỗ cắm usb máy chiếu bị sét..mấy đó phải nằm trong mani không ạ..em thay 3000000 nên lỡ bị nhầm chắc chết mất ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GỌI NGAY
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon