Tín hiệu Reset hệ thống

Tín hiệu Reset hệ thống và mạch tạo tín hiệu .

Trong hệ thống laptop, tín hiệu reset hệ thống không thể thiếu. Tín hiệu reset cho phép may laptop tiến hành khởi động, một khi tín hiệu reset bi lỗi laptop không thể hoạt động được, bài viết giúp người mới hoc sua laptop hiểu rỏ hơn về vấn đề này.

I. Khái niệm về tín hiệu Reset và Reset hệ thống

1. Tín hiệu Reset-có 2 ý nghĩa:

Là tín hiệu khởi động cho một IC xử lý số hoạt động.

Là tín hiệu khởi động lại, khi một IC số đang hoạt động, nếu kích vào chân Reset thì chúng hoạt động lại từ đầu

tín hiệu reset hệ thống
tín hiệu reset hệ thống

Chiếc quạt máy trên tương tự  một IC xử lý số.

Khi cắm điện nó có đèn báo nguồn.

Khi cấp xung Clock nó báo sẵn sàng chạy.

Khi bấm Reset nó bắt đều chạy.

Khi đang chạy nếu bấm Reset nó chạy lại từ đầu.

Khi thay đổi tần số xung Clock nó sẽ thay đổi tốc độ.

2. Tín hiệu Reset hệ thống ( ký hiệu PLT-RST hoặc PCI_RST)

Reset hệ thống là một tín hiệu Reset thông thường nhưng nó khởi động cho  nhiều thành phần hoạt động cùng một lúc.

Trên máy tính, Reset hệ thống được tạo ra bởi mạch PM(Power Manager) tích hợp trong Chipset nam, nó có nhiệm vụ khởi động cho hầu hết các thành phần của máy (trừ CPU)

tín hiệu reset hệ thống
tín hiệu reset hệ thống

Trong quá trình Post máy: Reset hệ thống là một tín hiệu trung gian, có sau xung Clock nhưng có trước quá trình nạp BIOS

 3. Tín hiệu máy tính trong quá trình khởi động

tín hiệu reset hệ thống
tín hiệu reset hệ thống

II. Tín hiệu Reset hệ thống và mạch tạo tín hiệu Reset hệ thống

1 Nguyên lý hoạt động của mạch PM ( Power Manager) và tín hiệu Reset hệ thống.

tín hiệu reset hệ thống
tín hiệu reset hệ thống

tín hiệu reset hệ thống tín hiệu reset hệ thống tín hiệu reset hệ thống

2. Phân tích hoạt động của mạch Reset trên máy HP

 

tín hiệu reset hệ thống

Phân tích mạch hoạt động khởi động của máy HP

  • Khi máy đã lên nguồn, bạn mới kiểm tra tín hiệu Reset
  • Step 1 – Khi có đèn báo nguồn tức là nguồn thứ cấp đã hoạt động, Chipset nam được cung cấp các điện áp 3,3 V, 1,5V, và 1,05V thứ cấp.
  • step 2 – Khi các mạch nguồn hoạt động tốt sẽ có tín hiệu (HWPG) từ các nguồn xung báo về IC điều khiển.
  • Step 3 IC điều khiển Power Control tổng hợp các tín hiệu P.GOOD và cho ra một tín hiệu chung ECPWROK báo tình trạng các nguồn đã tốt => báo về mạch quản lý nguồn PM (Power Manager) trong chip set nam.
  • Step 4 –  Đồng thời mạch VRM cũng báo tín hiệu VRMPWRGD về mạch PM khi có nguồn Vcore cấp cho CPU.
  • Step 5 – Tiếp theo mạch Clock Gen hoạt động để cung cấp xung Clock cho các mạch xử lý số trên máy, trong đó có mạch PM và Chipset nam
  • Step 6 – Sau cùng một mạch Reset trong IC điều khiển phát ra tín hiệu RSMRST#(mức thấp) để khởi động mạch PM trong chip set nam.
  • Step 7 – Mạch PM trong chipset nam chạy và phát ra tín hiệu Reset hệ thống ( PLTRST#) để khởi động các thành phần của máy cùng hoạt động trong một thời điểm, bao gồm các thành phần sau:

MCH ( chipset Bắc)

Chip video

Cổng IDE ( đĩa cứng)

Cổng PCI (card wifi)

Lan ( IC điều khiển mạng LAN)

New Card ( IC kết nối the nhớ)

Mạch điều khiển bàn phím, chuột trong SIO. ( tích hợp trong IC Power Control)

  • Step 8 – Sau khi Chipset bắc hoạt động, chipset bắc sẽ tạo tín hiệu CPU_RST để khởi động CPU

 3. Mạch tạo reset hệ thống trên máy Acer

tín hiệu reset hệ thống
tín hiệu reset hệ thống

Hoạt động của mạch tao ra tín hiệu Reset hệ thống trên máy Acer tương tư như máy dòng HP ở trên

  4. Mạch tạo reset hệ thống trên máy Lenovo

tín hiệu reset hệ thống
tín hiệu reset hệ thống
  • Trên máy Lenovo, tín hiệu Reset hệ thống đi khởi động các thành phần như:

Chipset Bắc và chip video tích hợp trong chipset bắc.

Card Bus, Card PCI nơi gắn các thiết bị mở rộng như card wifi.

Super I/O chip điều khiển chuột , bàn phím.

Đĩa cứng HDD

  • Sau khi chipset bắc hoạt động sẽ tạo ra tín hiệu CPU_RST# để khởi động CPU (# ở đuôi là báo mức thấp)
  • Một số thiết bị khác như Card Sound và ổ đĩa CDROM chúng có tín hiệu Reset riêng, các thiết bị này chúng có thể được khởi động sau tín hiệu Reset hệ thống.
  • Điều kiện đầu vào của Chipset nam ( để mạch PM trong chipset phát ra tín hiệu Reset) chủ yếu vẫn là các tín hiệu Power GOOd báo về từ các mạch nguồn, đồng thời kết hợp xung Clock đã có và bản thân mạch PM trong Chipset nam hoạt động tốt.

III. Phương pháp kiểm tra tín hiệu reset hệ thống

tín hiệu reset hệ thống

IV. Dòng tiêu thụ của máy bị mất (treo) tín hiệu Reset hệ thống.

tín hiệu reset hệ thống
tín hiệu reset hệ thống

 

khi máy bị mất tín hiệu Reset, khi đó Chipset bắc không hoạt động.

Chipset bắc không hoat động => CPU không hoạt động và không nạp BIOS, vì vậy máy chỉ ăn dòng khoảng 0.3 đến 0.4A => đó là dòng tiêu thụ của các điện áp thứ cấp.

Nếu máy có tín hiệu Reset thì CPU mới hoạt động, khi đó dòng điện sẽ tăng lên khoảng 0.6 – 0.8A.

Nguồn:  sua chua laptop

>>> Xem thêm: 12 Lỗi thường gặp với laptop và cách khắc phục

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GỌI NGAY
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon