Phân tích mạch cấp nguồn đầu vào trên máy LENOVO Y430.

Phân tích mạch cấp nguồn đầu vào.

Trung tâm đào tạo sữa laptop Đại Lợi giới thiệu đến anh em kỹ thuật về cách phân tích mạch cấp nguồn đầu vào trên máy LENOVO Y430. Hiểu được nguyên lý mạch cấp nguồn đầu vào sẻ rất thuận lợi cho anh em kỹ thuật trong qúa trình sữa chữa nhất là anh em mới bắt hoc sua  laptop.

Sơ đồ tổng quátPhân tích mạch cấp nguồn đầu vào trên máy LENOVO Y430

Phân tích

–          Mạch đầu vào thực chất là một mạch công tắc điện tử được quản lý bởi các mạch bảo vệ, nó gần giống một cái cầu giao tự động.

–          Nếu nguồn apdapter thỏa mản ngưỡng cho phép thì mạch bảo vệ 1 sẻ cho công tắc Fet thuận đóng,  Nếu áp từ apdapter vào quá thấp thì nó ngắt công tắc Fet thuận,  không cho điện vào máy

–          Mạch bảo vệ 2 lại theo dõi nguồn đầu vào phía sau công tắc, nếu nguồn đầu vào quá thấp tức chập tải mạch. Bảo vệ 2 sẻ điều khiển ngắt công tắc ngắt Fet thuận, nếu nguồn đầu vào thỏa mản thì nó duy trì cho công tắc đóng .

–          Mạch bảo vệ 3 thưc ra là IO, nó theo dõi hoạt động của các nguồn xung và các chipset, nếu có sự cố nghiêm trọng sảy ra như chập tải của các nguồn xung, chập chip… thì nó sẻ ra lệnh ngắt công tắc fet thuận để bảo vẹ linh kiện máy.

Mosfet thuận mạch công tắc điện tử-  mosfet thuận và mạch số.Phân tích mạch cấp nguồn đầu vào trên máy LENOVO Y430

1. Mạch bảo vệ số 1 theo dỏi điện áp đầu vào từ adapter để từ đó tạo ra lệnh PACIN.

–          Nếu điện áp đầu adapter lớn hơn 14v => thì lệnh PACIN sẻ mức “1”, mức “1” đưa vào chân G đèn PQ11 và thư được mức “0” ra ở chân D, mức “0” này điều khiển fet thuận PQ38 dẫn.

–          Nếu điện áp apdapter thấp hơn 15v thì lệnh PACIN sẻ có mức 0, sau khi đảo đèn qua fet PQ11 sẻ nhận được mức “1”và mức cao này sẻ khóa fet PQ38 -> điện áp không vào được trong máy.

2. Mạch bảo vệ số 2 theo dõi điện áp ra B+ nguồn đầu vào và theo dõi điện áp cấp trước 5v rồi tạo ra lệnh ACON.

–          Nếu B+ không bị chập, và máy co điện áp 5v cấp trước thì lệnh ACON sẻ có mức “1”

–          Nếu B+ bị chập hoặc có điện áp thấp và điện áp 5v cấp trươc lại mất, khi đó lệnh ACON sẽ có mức “0” -> fet thuận PQ38 không cho điện vào máy.

3. Mạch bảo vệ 3 xuất phát từ chip IO khi máy có các sự cố như chập tải của nguồn thứ cấp, nguồn VCORE… IO sẻ ra lệnh ACOFF có mức “1”, lệnh đảo qua fet QP15 và thu được điện áp ở chân C có mức “0” -> đảo tiếp  qua đèn PQ11 thu được ở chân D mức “1”-> đưa vào chân G fet PQ38 để khóa fet này lại, không cho điện vào máy.

Nguyên lý mạch bảo vệ. Phân tích mạch cấp nguồn đầu vào trên máy LENOVO Y430

Phân tích nguyên lý hoạt động

–          Mạch bảo vệ số 1 sử dụng phần tử OP Amply ic khuyếch đại thuật toán để làm mạch so sánh, nhằm phát hiện ra điện áp adapter có thỏa mản để cho máy làm việc hay không?

–          Tư chân Vin điện áp đi qua cầu phân áp PR84 và PR82 nhằm tạo ra điểm giữa một ddienj áp bằng khoảng 23%  điện áp Vin, sau đó đưa điện áp này vào chân IN+ của OP Amply.

–          Điện áp so sách la 3,3v pin Cmos đượ đưa vào chân IN- của OP Amply.

–          Khi điện áp Vin > 15v lúc dó điện áp chân IN+ =15×0.24=3,4 v sẽ lớn hơn chân IN- đang có 3,3v -> kết quả là ra thu được điện áp ra chân OUT 1 của OP Amply sẽ nhỏ hơn điện áp ở chân IN- và  IC- OP Amply sẽ cho ra mức “0” ở chân OUT 1 -> lệnh PACIN có mức “0” sẽ điều khiển cho fet thuận PQ38 tắt -> không cho điện áp vào  bên trong máy.

Ghi chú: mức 1  từ 1v trở lên còn gọi mức cao “H”. Mức 0 điện áp =0v gọi là mức “L”

Nguồn: sua chua laptop

>>>>Xem thêm: Phân tích mạch cấp nguồn đầu vào của máy HP CQ-40.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GỌI NGAY
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon